Cậu thanh niên có vẻ bồn chồn khi ngồi xuống ghế máy bay. Mắt anh cứ ngó tới ngó lui qua cửa sổ máy bay. Rồi anh nhắm mắt lại và hít thở sâu, cố gắng giữ bình tĩnh nhưng vẫn không có tác dụng. Khi máy bay cất cánh, anh bắt đầu run. Một phụ nữ lớn tuổi rời chỗ ngồi tiến về phía anh. Bà đặt tay lên anh và nhẹ nhàng bắt chuyện để giúp anh quên đi sự căng thẳng. Bà hỏi: “Cháu tên gì?”, “Quê cháu ở đâu?”, “Chúng ta sẽ không sao đâu,” và “Cháu giỏi lắm.” Bà có thể khiến cậu thanh niên đó thêm lo lắng hoặc cứ phớt lờ. Nhưng bà đã đặt tay lên anh, trấn an anh và trò chuyện với anh. Đó chỉ là những điều nhỏ bé. Ba giờ sau, máy bay hạ cánh, cậu thanh niên nói: “Cảm ơn bà nhiều vì đã giúp cháu!”

Thật khó để nhìn thấy bức tranh tuyệt đẹp về lòng nhân từ ấy. Nhiều người trong chúng ta vốn không thường bày tỏ lòng nhân từ; chúng ta chỉ lo cho bản thân mình. Nhưng sứ đồ Phao-lô thúc giục: “Hãy cư xử với nhau cách nhân từ và dịu dàng” (Êph. 4:32). Ông không có ý nói rằng điều đó đến từ khả năng của chúng ta. Khi đặt đức tin nơi Chúa Jêsus, chúng ta được ban cho một cuộc đời mới, và Đức Thánh Linh bắt đầu biến đổi chúng ta. Sự nhân từ là công tác tiếp diễn mà Đức Thánh Linh đang thực hiện để đổi mới tâm trí và thái độ của chúng ta (c.23).

Lòng thương xót của Chúa hành động trong tấm lòng chúng ta, ban năng lực để chúng ta chạm đến cuộc đời của người khác bằng cách đến với họ và thì thầm những lời khích lệ.
Lạy Chúa, hôm nay xin dùng con để đem đến niềm hy vọng, sự khích lệ và làm vơi bớt gánh nặng của những người xung quanh.
Thương xót là thấu hiểu nan đề của người khác và giúp đỡ họ.

bởi Anne Cetas

© 2018 Lời Sống Hằng Ngày
Nhiều người trong chúng ta vốn không thường bày tỏ lòng nhân từ; chúng ta chỉ lo cho bản thân mình.