Thursday, September 3, 2020

Lời Sống Hằng Ngày — Hãy Nói!

https://vietnamese-odb.org/2020/09/04/hay-noi/

Hãy Nói!

Đọc: Cô-lô-se 4:2–6 | Đọc Kinh Thánh suốt năm: Thi Thiên 143–145; I Cô-rinh-tô 14:21–40

Cũng hãy cầu nguyện... xin Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Ngài, công bố sự mầu nhiệm của Đấng Christ.

Brittany lớn tiếng nói với đồng nghiệp tại nhà hàng: “Người đàn ông đó! Chính là anh ấy!” Cô đang nói đến Melvin, người gặp cô lần đầu tiên trong một hoàn cảnh khác. Khi đang làm cỏ tại nhà thờ, Đức Thánh Linh đã thúc giục anh bắt chuyện với người phụ nữ có vẻ là gái mại dâm. Câu trả lời của cô khi được anh mời vào nhà thờ là: “Anh có biết tôi làm nghề gì không? Họ không muốn tôi vào đó đâu”. Khi Melvin nói với cô về tình yêu của Chúa Jêsus và đảm bảo quyền năng Ngài sẽ thay đổi cuộc đời cô, nước mắt cô tuôn rơi. Đến hôm nay, sau một vài tuần, Brittany đang làm việc trong một môi trường mới, là bằng chứng sống về quyền năng thay đổi cuộc đời của Chúa Jêsus.

Khi khích lệ các tín hữu sốt sắng cầu nguyện, sứ đồ Phao-lô đã đưa ra lời thỉnh cầu có hai phần: “Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Ngài, công bố sự mầu nhiệm của Đấng Christ. Chính vì sự mầu nhiệm đó mà tôi bị xiềng xích. Cũng xin cầu nguyện để tôi có thể bày tỏ rõ ràng điều tôi phải nói” (Côl. 4:3–4).

Bạn có cầu nguyện cho cơ hội được nói về Chúa Jêsus cách dạn dĩ và rõ ràng không? Đó là lời cầu nguyện đúng đắn! Lời cầu nguyện như vậy có thể làm cho những người theo Ngài, như Melvin, nói về Ngài tại những nơi không ngờ đến với những người chưa từng nghĩ đến. Nói về Chúa Jêsus có thể sẽ không thoải mái, nhưng phần thưởng – những cuộc đời được biến đổi – thật xứng đáng để chúng ta chấp nhận những bất tiện đó.
Bạn từng chia sẻ về tình yêu của Chúa Jêsus với người khác dù bất ngờ và không thoải mái thế nào? Việc cầu nguyện đóng vai trò gì khi bạn chuẩn bị để nói về Ngài cách dạn dĩ?
Lạy Chúa Jêsus, xin giúp con nhìn thấy cơ hội và bước qua những cánh cửa Ngài mở để nói cách dạn dĩ và rõ ràng về Ngài!


Chú Giải

Từ “thành tâm” ở Cô-lô-se 4:2 trong nguyên ngữ Hy Lạp là proskartereō, có nghĩa gốc là “mạnh mẽ”. “Hãy thành tâm cầu nguyện” có nghĩa là ‘mạnh mẽ bước tới, kiên trì, bền bỉ, chịu đựng’. Chủ thể của động từ này là sự cầu nguyện. Cô-lô-se 4:2 không phải là câu duy nhất trong Kinh Thánh Tân Ước mà hai từ này xuất hiện cùng nhau. Trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, trước và sau lễ Ngũ Tuần, những người theo Chúa Jêsus được mô tả là bền lòng cầu nguyện (1:14) và chuyên tâm cầu nguyện (2:42). Trong 6:4, các tín hữu được kêu gọi chú tâm vào việc cầu nguyện, và trong Rô-ma 12:12, những người tin nơi Chúa Jêsus được khích lệ trung tín trong sự cầu nguyện. Các tín hữu tại Cô-lô-se có tấm gương cầu nguyện của Ê-pháp-ra: “Ê-pháp-ra, người đồng hương với anh em, một đầy tớ của Đấng Christ Jêsus…; anh ấy còn vì anh em chiến đấu trong sự cầu nguyện” (Cô-lô-se 4:12; xem 1:7).

Arthur Jackson

© 2020 Lời Sống Hằng Ngày
Người đàn ông đó! Chính là anh ấy!

No comments:

Post a Comment