Thursday, July 2, 2020

Lời Sống Hằng Ngày - Chỉ Một Tia Lửa

https://vietnamese-odb.org/2020/07/03/chi-mot-tia-lua/

Chỉ Một Tia Lửa

Đọc: Gia-cơ 3:1–6 | Đọc Kinh Thánh suốt năm: Gióp 25–27; Công Vụ 12

Cái lưỡi là một bộ phận nhỏ nhưng khoe khoang những việc lớn.
— Gia-cơ 3:5

“Chúng con đang ở trong thư viện và nhìn thấy ngọn lửa phía bên ngoài!” Con bé sợ hãi. Chúng tôi có thể nhận thấy điều đó qua giọng nói của con. Chúng tôi biết vì đó là giọng của con gái chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi biết khuôn viên trường là nơi an toàn nhất đối với cháu và gần 3.000 sinh viên khác. Trận hỏa hoạn Woolsey 2018 lan nhanh hơn so với dự đoán của hầu hết các nhân viên cứu hỏa. Nhiệt độ và điều kiện thời tiết khô kỷ lục ở hẻm núi California, cùng với những cơn gió Santa Ana huyền thoại, là tất cả những gì tia lửa nhỏ cần để đốt cháy 393km2 diện tích đất, phá hủy hơn 1.600 công trình và làm ba người thiệt mạng. Trong các bức ảnh được chụp sau khi đám cháy được kiểm soát, đường bờ biển tươi tốt thường thấy nay giống như bề mặt cằn cỗi của mặt trăng.

Trong sách Gia-cơ, tác giả kể ra một số thứ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ: hàm thiếc trong miệng ngựa và bánh lái của tàu (3:3-4). Và dù quen thuộc, những ví dụ này lại cách xa chúng ta. Nhưng sau đó, ông kể đến cái gần gũi hơn, thứ nhỏ bé mà mỗi con người sở hữu – đó là cái lưỡi. Và dù chương này đặc biệt viết cho những người làm thầy (c.1), nhưng cũng áp dụng rộng rãi cho mỗi chúng ta. Cái lưỡi tuy nhỏ nhưng có thể dẫn đến những hậu quả tai hại.

Cái lưỡi nhỏ bé thật có sức mạnh, nhưng Chúa vĩ đại của chúng ta quyền năng hơn. Sự giúp đỡ của Ngài mỗi ngày đem lại sức mạnh cầm giữ và hướng dẫn lời nói của chúng ta.
Lần gần đây nhất bạn không thể điều khiển lưỡi của mình là khi nào? Điều gì giúp bạn kiểm soát lời nói bằng sức của Chúa?
Lạy Chúa Jêsus, con đã từng bị tổn thương bởi lời nói. Và biết bao lần con nói những điều gây tổn thương hoặc đau đớn. Xin giúp con biết kiểm soát lưỡi của mình.

bởi John Blase

Chú Giải

Trong thư Gia-cơ, tác giả mô tả sự vô ích của việc tin đạo nhưng không thể kiềm giữ môi miệng mình (1:26), nhưng sau đó, ông nói thêm rằng không ai có thể quản trị cái lưỡi của mình (3:8). Gia-cơ muốn nói điều gì? Bởi vì ông đang viết thư với vai trò là đầy tớ của Đấng Christ (1:1), có thể ông đang nhớ lại những điều Chúa Jêsus đã nói khi Ngài nhắc nhở các lãnh đạo tôn giáo trong thời của Ngài rằng lời nói xuất phát từ những điều chất chứa trong lòng (Mat. 12:34). Chính tấm lòng của chúng ta, chứ không chỉ lời nói, cần được kiểm soát bởi Nguồn khôn ngoan vượt trổi hơn chính chúng ta. Ở cuối chương 3, tác giả so sánh sự khôn ngoan vị kỷ với sự khôn ngoan hiếu hòa, dịu dàng, nhường nhịn, thương xót và tốt lành – đó là sự khôn ngoan thiên thượng xuất phát từ tấm lòng, lời nói và hành động được Đức Thánh Linh thay đổi đời sống (3:17-18).

Mart DeHaan

© 2020 Lời Sống Hằng Ngày
“Chúng con đang ở trong thư viện và nhìn thấy ngọn lửa phía bên ngoài!” Con bé sợ hãi. Chúng tôi có thể nhận thấy điều đó qua giọng nói của con.

No comments:

Post a Comment